Để thiết kế lên một biểu tượng không hề đơn giản. Và làm thế nào để biểu tượng đó phù hợp với sự hình thành và phát triển Thương hiệu lại càng phức tạp hơn. Hiểu về các giai đoạn trong vòng đời của Logo sẽ giúp cho bạn có hướng đi đúng, và phù hợp với "Vòng đời Thương hiệu" của bạn đang xây dựng. Tôi phát hiện ra các giai đoạn này mục đích giúp cho "Kế hoạch Thương hiệu" của họ được chuẩn xác hơn.
Để đơn giản cho việc xây dựng một Logo cho bất kỳ đối tượng nào. Chúng ta cần xác định điều gì cần thiết nhất khi thiết kế Logo cho các giai đoạn mà tôi phân tích dưới đây. Vòng đời Logo sẽ giúp chúng ta xác định điều đó.
(G1) Giai đoạn 1: - Ý tưởng (Idea)
Về giai đoạn ý tưởng, chúng ta cần hình thành một "Tên Logo" và thuộc loại "TypeFace Logo" .Làm thế nào để tạo ra một cái "Tên Logo" phù hợp, ấn tượng, đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu? Sẽ được tôi trao đổi với chủ đề khác. Chủ đề này chúng ta tập trung vào sự hiệu quả khi thiết kế Logo cho từng giai đoạn của "Vòng đời Logo".
Tại giai đoạn này tôi cho rằng chúng ta chỉ nên tập trung vào "Tên Logo" và "Tên Logo" mà thôi. Một số người lại cho rằng phải thiết kế một "Hình tượng Logo" hay "Symbol Logo" trong giai đoạn này, vấn đề này làm bạn tiêu tốn rất nhiều thời gian, trong khi đó với giai đoạn này điều quan trọng là việc kiểm nghiệm "Ý tưởng" của bạn với thực nghiệm, còn biểu tượng trong giai đoạn này không phải là sự quan trọng nhất. Còn nhiều việc cần phải làm để tìm ra điều cốt lõi cho ý tưởng của bạn.
Ngoài ra việc thiết kế "Hình tượng Logo" trong giai đoạn này sẽ rất dễ bị thay đổi, khi kinh nghiệm và độ chín của ý tưởng chưa cao. Những Logo trong giai đoạn này bị gấp rút về thời gian, kiến thức, và thường thuộc loại "Phiên dịch Logo" và cho ra đời kịp tiến độ và yêu cầu của sản phẩm/dịch vụ.
(G2) Giai đoạn 2: - Khởi động (Boot)
Khi đã vượt qua giai đoạn "Ý tưởng" tôi cho rằng việc tiếp theo là phải hình thành lên một hình tượng, nếu "TypeFace Logo" hoạt động tốt với chức năng của nó thì chúng ta có thể giữ lại ở giai đoạn G2 này tiếp tục phát triển G1. Nếu chúng ta muốn nâng cấp với một số yêu cầu đề ra, phù hợp với sản phẩm, tầm nhìn, chiến lược mới, thì hình thành "Hình tượng Logo" là điều cần thiết. Là một bước tiến cho sự truyền tải thông điệp mới phù hợp giai đoạn hiện tại.
"Hình tượng Logo" giai đoạn này được thiết kế theo nội dung và mục tiêu đề ra, được bám sát dựa trên các "Tiêu chuẩn Logo" và "Tỉ lệ Logo" từ nhà thiết kế Logo. Hình tượng sẽ là một dấu ấn trong tiềm thức khách hàng hiệu quả hơn. Các nhà tâm lý học thấy rằng, hình ảnh càng kỳ lạ và sống động thì ghi nhớ càng hiệu quả. Vì vậy Logo cần chú trọng việc tạo ra sự khác biệt, sáng tạo trong giai đoạn này, không được nhầm lẫn trong thế giới Logo.
(G3) Giai đoạn 3: - Hành động (Action)
Đây là giai đoạn gắn kết "TypeFace Logo" và "Symbol Logo"để hình thành một tổng thể hoàn thiện. Yêu cầu nhà thiết kế phải có "Kế hoạch phát triển Logo" từ trước, sự gắn kết này phải đồng nhất và có tính mới. G3 là giai đoạn đủ chín cho việc đưa Logo ra công khai và thu thập phản hồi từ khách hàng với "Biểu tượng" này trong giai đoạn G4.
Khi đọc xong đến đoạn này. Một số bạn sẽ hỏi? Thế bắt buộc làm theo trình tự G1,G2,G3 hay sao?. Tôi không thích làm theo kiểu này, tôi thích làm G3 luôn ngay khi giai đoạn khởi tạo Ý tưởng.
Tôi xin nhắc lại tính hiệu quả của các bước thực hiện trong các giai đoạn G1,G2,G3. Đây là giai đoạn dựa trên "Tính hiệu quả Logo" trong "Vòng đời Thương hiệu", tôi phát hiện ra và đưa vào việc xây dựng Logo để tăng tính hiệu quả cho việc sử dụng Logo cho "Kế hoạch Thương hiệu".
Bạn có thể thực hiện thiết kế Logo với các Loại trong (3 Loại tượng trưng Logo) ở bất kỳ các giai đoạn trong "Vòng đời Logo". Nhưng sự tùy thích đó sẽ khiến cho bạn rơi vào sự rối rắm, mất nhiều thời gian, chi phí và có những sự ảnh hưởng tôi cho rằng sẽ nguy hiểm đến việc xây dựng "Thương hiệu" của bạn.
Vậy mà việc phân chia giai đoạn này giúp bảo vệ cho "Thương hiệu" của bạn được an toàn nhất, và vì các giai đoạn này có tính xây dựng và phát triển, nên hình ảnh "Thương hiệu" của bạn sẽ đảm bảo sẽ rất khó bị thâu tóm, chiếm hữu hoặc sao chép. Tính linh động của "Vòng đời Logo" giúp cho Logo của bạn luôn là sở hữu của bạn mà không phải của một ai khác.
(G4) Giai đoạn 4: - Đối mặt (Opposite)
Ở giai đoạn Đối mặt. Sự trình tự sẽ được phá vỡ. Khi Logo đã được hoàn thiện và định hình, tôi cần tìm ra "Vị thế Logo". Như đã phân loại (3 Emblem) thì "TypeFace" và "Symbol" được sử dụng làm biểu tượng cho nhiều Logo nổi tiếng trên thế giới (Loại E3).
Nhưng ở Việt Nam loại "TypefSymb" lại sử dụng nhiều hơn và loại này trở nên thông dụng và phổ biến hơn. Điều này không có gì là khó hiểu, vì chúng ta muốn truyền tải thông tin ở mức độ tối đa giữa thông tin về "TypeFace" và thông tin "Symbol" tôi tạm gọi đây là "Logo Tả Thực".
Trong khi đó các Logo Phương Tây nhìn chung, xu hướng hay sử dụng sự tinh gọn, đơn giản, và đơn màu. Sử dụng "Logo Ẩn dụ" hoặc "Logo Khác biệt" để truyền tải thông điệp từ chính sản phẩm nhiều hơn là hình tượng.
Đây là những nhìn nhận cá nhân của tôi về các "Thiết kế Logo" giữa hai trường phái "Phương Đông" và "Phương Tây".
Giai đoạn đối mặt sẽ đi trái ngược về trình tự của G1,G2,G3 chọn sự hiệu quả và những tiêu chuẩn giá trị làm nền tảng. Với cuộc khảo sát "Thương hiệu nổi tiếng nhất toàn cầu" sẽ là tiêu chí cho G4 đưa ra nội dung, thiết kế Logo hướng tới sự thành công trong tương lai.
(G5) Giai đoạn 5: - Lưu Trữ (Save)
Giai đoạn này sẽ giải thích lý do vì sao Logo ra đời, ý nghĩa, những câu chuyện, những cuộc khảo sát và các tài liệu liên quan cho việc hình thành, xây dựng, phát triển, duy trì, thay đổi Logo. G5 được sử dụng trong "Cấp độ nhận diện Thương hiệu".
Dựa vào 3 Giai đoạn của Logo có thể phân tích và cho ra khái niệm mới về "Cấp độ nhận diện Thương hiệu" theo từng giai đoạn:
Cấp độ Nhận diện Thương hiệu
G1: Bộ nhận diện cơ bản (B1).
G2: Bộ nhận diện hoàn thiện (B2).
G3: Bộ nhận diện sáng tạo (B3).
"Cấp độ Nhận diện Thương Hiệu" sẽ được phân tích và giải thích tại một chủ đề sau...
"Cấp độ Nhận diện Thương Hiệu" bao gồm những yếu tố nào? cũng sẽ được giải thích tại chủ đề này.
"Cấp độ Nhận diện Thương Hiệu" bao gồm những yếu tố nào? cũng sẽ được giải thích tại chủ đề này.
Kết luận: 5 Giai đoạn của Logo là yếu tố cực kỳ quan trọng trong "Vòng đời Logo", hiểu được tầm quan trọng của 5 Giai đoạn Logo sẽ giúp cho việc rút ngắn thời gian, hiệu quả hơn trong việc thiết kế và xây dựng Logo, tăng tính hiệu quả và giúp cho "Kế hoạch Thương hiệu" được rõ ràng. Ở các giai đoạn này có tính linh động nên việc sao chép và ăn cắp sẽ được giảm thiểu tối đa. Ngoài ra, "Vòng đời Logo" giúp Logo đạt được hiệu quả cao nhất với việc "Định vị Logo" và tầm quan trọng cho việc phát triển Logo toàn cầu.
Cám ơn những chia sẻ của bạn rất hữu ích !!!
ReplyDelete==================================
Tự giới thiệu: Mr Đăng
Chuyên cung cấp dịch vụ thiết kế logo thương hiệu chuyên nghiệp tại tphcm